Bấy lâu nay chúng ta được biết đến rám má là một trong những biểu hiện bệnh lý sắc tố trên da, được điều trị khá lâu, cần giải pháp phù hợp, thiết bị điều trị nám hỗ trợ, công nghệ điều trị nám can dự, và cần nhiều sự nỗ lực và kiên trì từ bệnh nhân. 

Tuy nhiên trước khi điều trị. Chúng ta cần phải hiểu rõ các chỉ số ảnh hưởng trong rám má, điển hình là thang chỉ số MASI, các yếu tố ảnh hưởng liên quan và cùng các tác nhân gây nám. Bài viết về 60s công nghệ tại thiết bị chính hãng CE hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này. 

 

Chỉ số MASI được biểu hiện trong Rám Má

Chỉ số MASI này, được các nhà nghiên cứu về điều trị bệnh rám má cho biết: chúng là phương pháp đánh giá mức độ bệnh tăng hắc tố tương đối chính xác và toàn diện nhất. 

Các nhà thực hiện nghiên cứu dùng khoảng tứ phân vị 0, 25, 50, 100 để chia độ nặng thang chỉ số MASI trên số nghiên cứu nhằm để biến đổi biến số liên tục thành biến số rời.

 

Chỉ số MASI biểu hiện trong rám má

 

Theo cách biến đổi này thì thang điểm MASI được định nghĩa như sau:

  • Chỉ số MASI < 5.5 là nhẹ
  • MASI từ > 5.5 đến < 8.7 là trung bình
  • MASI từ > 8.7 đến < 13.1 là nặng
  • MASI từ > 13.1 là rất nặng.

Xem thêm: Kem trị xóa nếp nhăn và đánh tan bọng mắt hiệu quả

 

Mật độ tàn nhang ảnh hưởng đến mức độ Rám má

Kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu về rám má cho thấy: rám má trong thai kỳ thường khởi phát sớm trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa mức độ mức độ nặng của rám má ở phụ nữ mang thai và thời gian khởi phát rám má, thể lâm sàng, loại rám má. 

Rất hiếm dữ liệu trong y văn cũng như trong các nghiên cứu đã công bố viết về vấn đề này ngoại trừ một ghi nhận của Tamega ADA là rám má do thai kỳ không liên quan đến thể lâm sàng.

 

Mật độ tàn nhang ảnh hưởng đến mức độ rám má

 

Trong nghiên cứu, kết quả cho thấy thêm: có gần 40% trường hợp rám má kèm tàn nhang. Các tổn thương hắc tố có sẵn như tàn nhang, mụn ruồi sẽ bị tăng nặng trong thai kỳ. 

Rám má có nguy cơ xuất hiện và tăng nặng dần trong thai kỳ do trong những trường hợp rám má nặng/rất nặng tổn thương rám má đã chồng lấp tổn thương tàn nhang làm cho chúng ta không nhận ra trên lâm sàng.

 Do đó tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương tàn nhang trên thực tế có thể sẽ cao hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu.

 

Tuổi thai phụ có liên quan đến mức độ nặng của rám má

  • Thai phụ sạm da đường giữa bụng có rám má nặng cao gấp 2,40 lần so với người không sạm da đường giữa bụng (KTC 95%: 1,38 – 4,18). 
  • Thai phụ sạm da quanh rốn có chỉ số MASI nặng/rất nặng cao gấp 2,06 lần so với người không sạm da quanh rốn (KTC 95%: 1,23-3,46). Điều này rất thú vị để dựa vào đó chúng ta có thể dự báo độ nặng của rám má.
  • Các thai phụ từ trên 30 tuổi dễ bị rám má nặng/rất nặng gấp gần 3 lần so với các thai phụ dưới 30 tuổi bị rám má trong thai kỳ. 
  • Yếu tố tuổi có thể liên quan đến thời gian tích lũy tiếp xúc với các tác nhân gây lão hóa da từ môi trường bên ngoài như ANMT, mỹ phẩm, các gốc tự do có trong chế độ ăn hoặc các tác nhân gây lão hóa da từ môi trường bên trong như mặc định chết tế bào theo chương trình, stress…

 

Tuổi thai phụ có liên quan đến mức độ nặng của rám má

 

Thai phụ mang thai 3 tháng cuối thì có khả năng bị rám má nặng/rất nặng cao hơn gấp 2,85 lần so với thai phụ mang thai 3 tháng giữa (p < 0,01; KTC 95%: 1,48 – 5,47). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác trên thế giới đã ghi nhận không có sự liên quan đáng kể giữa rám má và thời gian mang thai.

 

Xem thêm: Sạm da, rám má: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Trên là một số chỉ số ảnh hưởng và chỉ số MASI, nguồn cội và cách dùng để phân biệt các cấp độ rám má trên da. Hy vọng bài viết này, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về một số tình trạng của bệnh rám má, có thêm động lực để chăm sóc làn da. Dù ở nhà dùng các thiết bị thẩm mỹ mini tại nhà hay có điều kiện đến các spa để điều trị. Chúng ta điều có thể kiểm soát được thói quen chăm da, phòng chống được các bệnh lý về da xảy ra bạn nhé.